Hoa Nhài

Hoa Nhài hay còn gọi là Hoa Lài

Hoa Lài hay Hoa Nhài Nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Hoa Nhài hay với tên gọi quen thuộc Hoa Lài là một loại hoa có màu trắng tinh khôi. Khi hoa nở sắc trắng rộ trên những tán lá xanh mướt làm tăng vẻ đẹp đến hoàn mỹ.

Hương hoa  rất nữ tính, ngọt ngào, thanh khiết và đặc biệt cuốn hút. Vậy nên, hoa nhài mang hương của sự nồng ấm đầy tình cảm. Đó là nguyên nhân những đôi tình nhân thường rất thích hương hoa nhài để có cảm giác nồng say trong tình yêu.

hoa nhài được trồng trong chậu rất đẹp và cảm giác xung túc

Đặc điểm cây hoa nhài

  • Tên khoa học là Jasminum sambac
  • Thuộc họ Nhài – Oleaceae
  • Hoa nhài có nhiều loại dạng đơn, dạng kép, hoặc dạng leo dựa, dạng bụi.
  • Hoa nhài từ xưa đã được người dân Việt Nam rất ưa chuộng
  • Hoa nhài dạng bụi, chiều cao khoảng 0,4-2m
  • Cành nhánh mọc nhiều buông tỏa ra xung quanh
  • Lá nhài có hình bầu dục thuôn dài và nhọn về đầu, mép lá nguyên. Lá nhài màu xanh đậm và rất bóng ở cả hai mặt.
  • Hoa nhài có những lớp cánh xếp xoáy ấn tượng đều từ tâm ra ngoài với màu trắng tinh. Hoa nhài kết thành chùm từ 1-3-5 bông ở đầu ngọn hoặc nách lá nên rất sai hoa, hoa nở nhiều lần trong năm đặc biệt là mùa hè kéo dài đến thu.

Hoa Nhài sống lâu năm, phát triển mạnh mẽ. Không chỉ có vẻ đẹp thanh thoát mà hoa nhài còn có hương thơm đậm vô cùng quyến rũ. Vẻ đẹp và hương thơm của hoa chinh phục được trái tim hàng triệu người yêu hoa. Nhài cũng có quả, nâu đen với hình cầu xinh xắn, quả có 2 ngăn nhưng ít đậu quả.

Với hương thơm tuyệt vời của hoa nhài nên hoa được đặc biệt ưa thích trong công nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Người ta chiết xuất tinh dầu hoa nhài ngoài việc trị liệu còn đem lại cảm giác thư thái, thoải mái tinh thần và sự lạc quan. Các loại nước hoa từ hoa nhài trong đó có nước hoa khô hoa nhài được sử dụng rất nhiều hiện nay.

Trong Y Học Cổ Truyền

Hoa nhài và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp, rất tốt cho sức khỏe. Hoa nhài thường được sửu dụng trong những bài thuốc dân gian như:

Chữa mất ngủ

Nếu chỉ mất ngủ trong một thời gian ngắn thì hãy sử dụng bài thuốc này nhé:

  • 10g hoa nhài kết hợp với 10g tâm sen
  • 10g hạt muồng sắc uống ngày 1 thang (Hạt muồng hay còn gọi là Thảo Quyết Minh)
  • Chia làm 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

Nếu như bạn bị mất ngủ trong thời gian dài, thì dùng

  • 100g rễ cây hoa nhài ngâm trong 1 lít rượu trắng
  • Ngày uống 10 – 20ml trước khi đi ngủ
  • Trường hợp bệnh nhân không uống được rượu có thể hãm rễ cây hoa nhài lấy nước uống. Kiên trì thực hiện để được kết quả tốt.

Chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt

Khi bị nhức đầu, hoa mắt hay thường bị chóng mặt:

  • Dùng 6g hoa lài
  • 6g cúc vàng hãm
  • Châm trà uống thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt

Chữa cao huyết áp

Sử dụng bài thuốc này chữa cao huyết áp:

  • 10g hoa nhài, 10g hoa hòe
  • 6g cúc vàng và 6g hoa đại uống 1 thang/ngày.
  • Cao huyết áp là bệnh khó có thể chữa dứt điểm hoàn toàn, nên người bệnh phải kiên trì thực hiện bài thuốc mới có hiệu quả.

Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh

  • Hoa lài 10g
  • Cam thảo đất 16g
  • Vỏ quả lựu 10g
  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
  • Uống trong vòng 4 ngày. uống sau các bữa ăn

Trị nhức mỏi, đau mỏi đầu gối với Canh giò heo với hoa nhài

  • Hoa lài 50g
  • Móng giò lợn 200g.
    Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, rồi ướp gia vị.
  • Hoa lài đã rửa sạch để ráo.
  • Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay.
  • Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 – 5 lần.

Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng

  • Hoa lài khô 1 thìa
  • cho hoa lài vào bình trà, rồi cho 300ml nước sôi để hãm trong vòng 5 phút sau trà có mùi thơm là uống được
  • Người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống
  • Công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.

Chú ý: Không nên dùng các bộ phận của cây cho người bị suy nhược cơ thể hoặc phụ nữ có thai.

Cách trồng chăm sóc cây hoa nhài

Cây hoa nhài rất khỏe mạnh, ít sâu bệnh, phát triển nhanh, chịu nắng nóng và khô hạn rất tốt vì vậy khi trồng chăm sóc loài cây này tốn rất ít công sức và thời gian.

  • Ánh sáng: Cây hoa nhài phát triển mạnh mẽ trong môi trường bán râm, tuy nhiên nếu trồng nơi nắng nóng hoàn toàn thì cây vẫn phát triển tốt.
  • Nhiệt độ: cây hoa nhài ưa khí hậu ấm, chịu nóng tốt, chịu lạnh kém. Khoảng nhiệt độ ưa thích của cây nhài là 18-35oC.
    Độ ẩm: Cây hoa nhài không ưa ẩm.
  • Nước tưới: Trong giai đoạn cây trưởng thành cần tưới đủ nước cho cây, khi cây đã lớn thì nhu cầu nước giảm, hạn chế tưới vào mùa đông. Cây hoa nhài chịu hạn rất tốt nên chỉ cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu đã se khô.
  • Đất trồng: Cây hoa nhài không kén đất, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau cây vẫn phát triển. Nếu trồng hoa nhài trong chậu cần trồng ở loại đất nhiều mùn, ít chua, thoát nước tốt. Nên bón lót khi trồng chậu để dự trữ dinh dưỡng nuôi cây.
  • Phân bón: Cây hoa nhài có nhu cầu dinh dưỡng vừa phải, không nên bón nhiều phân đạm. Không nên bón phân vào mùa đông mà tập trung bón kali, lân vào mùa xuân và thu để thúc đẩy ra hoa và tăng sức đề kháng cho cây. Khi cây đang hoa không nên bón phân đặc biệt là đạm.
  • Khi trồng nhài trong chậu cần thay chậu khoảng 3-4 năm/ lần, mỗi lần thay 1/3 đất.
  • Bệnh thường gặp đối với cây hoa nhài: sâu ăn lá, thối rễ, nhện đỏ…
  • Nhân giống cây hoa nhài hiệu quả bằng cách giâm cành.

Hoa nhài một trong những loại hoa đẹp truyền thống của Việt Nam từ xưa đã được ông cha ta sử dụng rất nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *