fbpx

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là do nội tiết tố insulin của tụy trong cơ thể sản xuất không đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

Vai trò của đường Glucose

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng, và một cơ thể lý tưởng nhất là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường cần được gia tăng, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng đạt được trạng thái cơ thế hoàn hảo và lý tưởng như vậy.

Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

Và insuline có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong cơ thể và biến nó thành năng lượng để duy trì hoạt động.

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện vào tuần thứ mấy?

Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, nhưng các triệu chứng có thể biểu hiện trước vài tuần hoặc sau giai đoạn này

Vào khoảng tuần thứ 20, quá trình hoạt động liên quan đến viêc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao phải kiểm tra định kỳ đối với phụ nữ mang thai và sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ dù có tiền sử bệnh hay không.

 Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Các mẹ bầu sẽ biết mình bị bệnh tiểu đường thai kỳ khi được bác sĩ kiểm tra, tuy nhiên theo các chuyên gia thì mẹ bầu vẫn có thể nhận biết các triệu chứng tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thông qua các hiện tượng sau:

  • Thường xuyên khát nước: dù đã uống đủ nước cần thiết cho mỗi ngày nhưng bà bầu vẫn thấy khát và uống nhiều vào ban đêm. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu tăng vượt mức bình thường
  • Đi tiều nhiều hơn: Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều hơn dù chưa đến giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ ( tam cá nguyệt thứ ba). Thì đây là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ.
  • Sự vượt mức bình thường của đường glucose khiến tình trạng tồn đọng trong máu do không được chuyến hóa hết kéo theo thận phải làm việc bằng cách xả nước tiểu.
  • Nhiễm nấm vùng kín: Do không thể vệ sinh sạch sẽ bằng các loại thuốc hoặc kem bôi chống khuẩn trong thời gian mang thai, nên việc vi khuẩn nấm có điều kiện sinh sôi nảy nở khiến âm đạo của mẹ bầu bị viêm nhiễm sẽ có nguy cơ tăng cao.
  • Mệt mỏi và sụt cân: Nguyên nhân là do insulin trong cơ thể không được chuyển hóa hết glucose thành năng lượng, nên khiến cơ thể mẹ bầu liên tục có cảm giác đói bụng và thèm ăn.
  • Mờ mắt trong thời gian ngắn: Do đường glucose trong máu tăng đột ngột mà cơ thể mẹ vẫn chưa kịp thích nghi.
    Kiểm soát định kỳ
    Kiểm soát định kỳ

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần phối hợp với bác sĩ để kiểm tra và giám sát định kỳ thì rủi ro sẽ giảm rất nhiều trong suốt quá trình mang thai và khi sinh đẻ. Giảm thiểu tối đa biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài.

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, là làm giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và giúp sản sinh insulin sao cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của từng cá thể, và cần phải mất thời gian để cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to, có thể nặng đến 4kg khi sinh nếu không kiểm soát tốt lượng đường.

Thai nhi do phải thích ứng với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu.

Thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ đường và dự trữ năng lượng dưới lớp da của bé.

Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân nặng hơn bình thường, thì bác sĩ sẽ nghi ngờ là bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Để phòng và tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ sẽ theo dõi kiểm soát và điều trị lượng đường cho bé trong 4 – 6 tiếng đồng hồ sau khi sinh.

Giai đoạn này là mối lo ngại lớn nhất vì bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết).

Do vậy bé cần được thường xuyên xét nghiệp sau sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Chế độ ăn uống cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản

Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chống làm mẹ bầu no nhanh và ăn nhiều hơn.

Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm dạng này trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy nhớ carbonhydrates đơn giản có nhiều trong bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu..

Ngược lại với carbonhydrates đơn giản, carbonhydrates phức tạp lại giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn.

Một số thực phẩm có carbonhydrates phức tạp: Bánh mì làm từ lúa mì, Đậu, Bắp, Cam, đào, lê, táo

Vì vậy thực đơn dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có nhiều carbonhydrates phức tạp và bổ sung thêm nhiều chất xơ: giúp cho hệ tiêu hóa tốt và tránh táo bón

Nên dùng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu oliu, dầu hướng dương, và các loại hạt

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thai kỳ
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

 

Để tìm hiểu thêm dinh dưỡng cho mẹ bầu tham khảo tại đây:https://namnguyenduoc.com/ba-bau-nen-an-gi/

Phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý

  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên ăn từ 5 – 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính, cách này tạo nhiều điều kiện cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng, giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hạn chế đường trong máu bất ngờ tăng cao .
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm mất đi sự cân bằng đường huyết trong cơ thể mẹ.

Các chuyên gia có vài lời khuyên cho các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Duy trì các hoạt động thể chất, điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng.
  • Chế độ ăn nên cân bằng và cung cấp chất dinh dường gồm các loại thức ăn giầu chất canxi và chất sắt.
  • Tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt
  • Dùng thêm ít chất béo và nhiều chất xơ
  • Chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn 3 bữa và một bữa ăn tối nhẹ.

Nhìn chung, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt chế độ ăn uống.

Các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt khác.