BÀI NGŨ CẤM
1. Vị mặn hại huyết
Bệnh về huyết không nên ăn nhiều vị mặn
2. Vị đắng hại xương
Bệnh về xương không cùng nhiều vị đắng, xương bị đắng càng thêm nặng nề nguy hiêumr
3. Vị cay hại khí
Bệnh về khí mà bị cay càng thêm bốc hao tán
4. Vị chua hại gân
Bệnh về gân mà bị chua càng thêm co quắp lại
5. Vị ngọt hại thịt
Bệnh về thịt không dùng nhiều vị ngọt
Thịt mà bị ngọt càng sưng tức lên
Thần Nông Bản Thảo nói rằng : Năm tạng trong mình người ta, tạng nào đối với vị nào cũng có thứ có phần yêu ghét.
1. Tạng Tâm Hoãn
Cần dùng những vị Toan để thu liễm nó như: Ngũ Vị
Tâm muốn mềm nhuyễn
Cần dùng những vị Hàm như: Mang Tiêu
– Những vị Hàm để bổ nó như : Trạch Tả
– Những vị Cam để tả nó như: Sâm – Kỳ – Cam Thảo.
2. Can ghét cấp bách
Cần dùng Cam để hoãn nó như: Cam Thảo
Can muốn phát tán
Cần dùng Tân để tán nó như: Xuyên Khung
– Những vị Tân để bổ nó như: Tế Tân
– Những vị Toan để tả nó như: Bạch Thược
3. Tỳ ghét ẩm ướt
Cần dùng Khổ để ráo đi như: Bạch Truật
Tỳ thích hoãn
Cần dùng Cam để hoãn như: Cam Thảo
– Những vị Cam để bổ nó như: Nhân Sâm
– Những vị Khổ để tả nó như: Hoàng Liên
4. Phế ghét khí nghẽn xông ngược lên
Cần dùng vị Khổ để tả nó cho khí xuống như: Hoàng Cầm
Phế muốn thu liễm
Cần dùng vị Toan để thu liễm như: Bạch Thược
– Những vị Toan để bổ nó như: Ngũ Vị Tử
– Những vị Tân để tả nó như: Tang Bạch Bì
5. Thận ghét khô ráo
Cần dùng những vị Tân để nhuận nó như: Tri Mẫu – Hoàng Bá
Theo lời chú rằng:
– Khai thông tẩu lý để tân dịch được thông hoạt, khí hóa, vì thận ghét ráo mà ưa cứng rắng nên bổ thận thì dùng những vị Khổ như: Tri Mẫu cho chắc
– Những vị Khổ để bổ nó như: Hoàng Bá
– Những vị Hàm để tả nó như: Trạch Tả.