Bồ Kết

Tên khoa học:  là Fructus Gleditschiae.
Thuộc:  họ Vang (Caesalpiniaceae)
Nguồn gốc: Bắc Mỹ và châu Á (Nam Trung Hoa, Bắc Việt Nam)
Đông dược: Tạo giác

Đặc tính thực vât:
Loại cây Thân Mộc, cao 5-10m, thân có gai to và cứng, chia nhánh
Lá mọc so le  kép lông chim, hình trứng, thuôn dài, cỡ 25mm x 15mm, mép lá có răng cưa nhỏ
Hoa màu trắng mọc thành chùm ở nách lá hay ngọn lá, ra hoa vào tháng 5-7
Quả (trái) cứng, khi chín có màu đen dài Dài 10cm-12cm, Rộng 1cm-2cm, kết quả vào tháng 10-12
Hạt bên trong quả bồ kết có khoản từ 10-12 hạt, màu nâu cỡ 7mm, được bao phủ bên ngoài 1 chất bột vàng nhạt

Thành phần hóa học:

Quả chứa: Khoản 10% hỗn hợp Saponin loại triterpenic, trong đó gồm Gleditsia saponin B->G, Australosid, Gledinin, Gledigenin
Các hợp chất: Flavonoids như Luteolin, Saponaretin, Vitextin Homo-orientin, Orientin.
Đường hữu cơ : Galactose, Glucose, Arabinose…
Acid béo:  Palmitic acid, Stearic acid, Oleic acid Linolic acid, Linoleic acid.
Các sterols: Stigmasterol, Sitosterol, Cerylacohol, tannins

Theo nghiên cứu của Duke trên hạt Gleditsia Japonica, trồng tại Hoa Kỳ cho hàm lượng chất béo cao hơn 4.3%  so với 2.8% trồng tại Nhật

Gai bồ kết chứa: Gleditchia saponin B->G, Palmitic acid, acid béo , hydrocarbon nhɉnonacosane, heptacosane.

Đặc tính dược học:

Đa số những nghiên cứu về Bồ Kết được thực hiện nhiều nhất là ở Trung Hoa, Nhật, tại Việt Nam cũng có 1 số công trình nghiên cứu về hoạt chất của bồ kết
Khả năng Huyết Giải:
Bồ kết có khả năng huyết giải rất mạnh
Khả năng Chống Vi Trùng: Dung dịch ly trích bằng nước có tác dụng ức chế Escherichia coli, Eberthella typhosa, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris và các vi trùng gram âm (in vitro).

Hổn hợp Saporanetin và Flavonoid trong Bồ kết có tác dụng chống một số siêu vi trùng trong đó có cả loại Coronavirus.

Khả năng Chống nấm: Thử nghiệm in vitro cho thấy khả năng ức chế một số dermatophytes

Tác dụng long đờm: Saponins của bồ kết có tác dụng kích thích màng nhày bao tử tạo phản xạ gia tăng chất bài tiết nơi ống hô hấp, giúp tống xuất chất đờm… Tác dụng long đờm này tuy đáng chú ý nhưng không mạnh bằng Radix Plattycodi Grandiflori.

Đông – Nam Dược:

– Quả bồ kết (tạo giác – Zao jiao, Tiếng nhật sòkaku, Đại Hàn Chogak), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột. Tác dụng vào các kinh mạch thuộc Phế (Phổi) và Đại tràng.
– Hạt bồ kết (tạo giác tử – Semen Gleditschiae), là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
– Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích –  Spina Gleditschiae), là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
– Hạt bồ kết: trong các sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng liều 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.
– Gai bồ kết: có vị cay, tính ôn không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Liều dùng 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.

Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống).
Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.

Bồ kết được sử dụng khá phổ biến trong Dược học Cổ Truyền Việt Nam và trong sinh hoạt dân gian:
– Quả : được nấu lấy nước gội đầu, làm sạch trị gầu, mượt tóc, tán thành bột mịn, đắp vào chân răng trị sâu răng, nhức răng.
– Quả bồ kết (Cả hạt) đốt cháy, tán thành bột thổi vào mũi trị túng gió, hôn mê, bất tỉnh

Hiện nay, một số bệnh viện dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em cả người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *