Rau Cần

Rau Cần – Cần Thái

Tên khoa học: Oenanthe Stoloniffra

Nguyên tên : Khổ Cận, bởi vì người ta đọc trại đi mà gọi luôn nó là Cần – rau Cần. Rau Cần sinh ra ở vườn ruộng, ở ao chuôm, đầm rãnh, sống bên nước.

Rau Cần thuộc loại cây cỏ nó mọc um tùm ở bờ ruộng, ở dưới nước có mùi thơm man mác khi già có hoa sắc trắng.

Tính chất: Khí bình, vị cam, không độc

Công hiệu:

Chữa được người con gái kinh nguyệt ra nhiều quá nó có thể cầm được huyết lại. Nó giữ được huyết mạch, nuôi được tinh khí.  Làm cho người ta béo tốt khỏe mạnh, xinh tươi đẹp đẽ, ăn vào dễ tiêu hóa.

Thời nhà Đường – ông Mạnh Sần viết trong sách thực liệu bản thảo nói rằng:

Rau Cần tính nó mát, vị cam chữa được những chứng phục nhiệt (nóng ngầm bên trong), sát được mọi thứ thuốc kim thạch có độc. Giã vắt lấy nước cốt nó mà uống thì giải được ngay.

Nó chữa được chứng trẻ con nóng quá. Người lớn lỡ khi uống rượu nhiều quá rồi nóng bốc lên đến nổi mũi ngạt mình nóng dùng rau cần giã vắt lấy nước uống là khỏi.

Thời nhà Minh – Sư Chư Gia Bản Thảo nói rằng:

Rau Cần chữa được mọi chứng phiền khát, băng trung, đới hạ, trừ được những chứng ngũ tích, chữa được những chứng hoàng đản (da vàng).

Thời nhà Thanh – ông Hoàng Cung Tú

viết trong sách bản thảo cầu chân nói rằng:

Rau Cần mọc ra ở trong đất khi thì có nước,lúc can khô chính vì thế cho nên vị nó có lúc đắng có lúc ngọt, có lúc cay và chua. Rau Cần sống trên cạn thì nó bẩm thụ được cái khí thanh dương mà sinh ra, cho nên vị của nó hơi cay, mà xông lên xực nức mùi thơm, tính nó cay hay chữa được những cái khí thấp trọc trong dạ dày. Chữa được chứng phiền nhiệt ở bên dưới trái tim.

Thủy Cần là giống trồng ở dưới nước, nó được khí dương rất nhiều, cho nên khí vị của nó trọng mà trọc, nhưng vị nó ngọt và lại thanh.

Nhưng cũng chẳng nên nói Thủy Cần hết thảy thuộc loài âm, Rau Cần cạn hết thảy thuộc loài dương cả. Chỉ nên xét rằng: Cay nhiều hơn đắng là thứ rau cần nóng và không mát. Rau nào đắng nhiều hơn cay thì khí nó lạnh nhiều hơn nóng.

Lưu ý:

Khi làm rau Cần phải rửa cho thật sạch, nhất là rửa nó bằng nước sôi pha thuốc tím để đề phòng ở lá ra Cần có những loại vi trùng rất nhỏ mắt thường không nhìn thấy được. Nếu ăn phải những loại sâu ấy thì nó sẽ làm ra chứng xanh sao vàng võ, bủng beo, bụng to như người có chửa, thường đau luôn, người ta gọi nó là chứng Giảo Long Thống . Chứng này chỉ có thể dùng kẹo mạch nha khô, những thứ thật rắn chắc ăn chừng 2,3 cân rồi nó sẽ thổ ra hết những độc của giống sâu đó là khỏi.

Rễ rau Cần gọi là Mã Cần nếu ăn nó sẽ làm cho người ta ghẻ lỡ ghê gớm, bởi nó đã bẩm thụ những thứ khí thấp nhiệt rất nhiều cho nên ăn nó vào sinh ra có hại.

Nếu dùng rau Cần ăn với giấm chua thì lại càng hại răng, những người có chứng báng tích ba ba hay chứng tích, chứng trưng, chứng hà thì không nên ăn.

Nói tóm lại rau Cần dù ăn sống hay nấu nướng mà ăn cũng được, nhưng không nên nấu kỹ quá. Những thứ rau trồng ở ao có đất bùn đen, ăn tuy ngon ngọt hơn, nhưng tính chất nó không được tốt bằng những thứ rau Cần trên cạn.

Trích từ Dược Tính Chỉ Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *