Mật Ong

Tên khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong đường, Phong mật.
Tên khoa học:  Mel.
Tính Vị;  Vị cam, Tính binh.
Quy kinh: Tì kinh, Vị kinh, Phế kinh, Đại Trường kinh.

Công năng: Điều bổ tì vị,  nhuận phế chỉ khái, nhuận trường, giả độc, thông tiện, sinh cơ nhục.

Chủ trị:  Đau bụng, Chữa ho khan,  Ruột khô táo bón, mắt đỏ, lỡ miệng,  chữa bỏng,  vết loét không lành.

Nguồn gốc: Mật ong là một loại chất lỏng hơi sền sệt, vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành.
Không phải chỉ có một giống ong cho mật ong. Mà rất nhiều loại ong cũng cho mật ong.
Loại ong khác nhau cũng cho ra mật ong khác nhau. Như ở Hoàng Liên Son có loại ong muỗi cho thứ mật ong trắng và không khoái ( to lớn) cho loại mật ong màu vàng.

Thành phần hóa học:
Mật ong có thành phần hóa học rất phức tạp, tùy thuộc vào nguồn hoa khác nhau mà thành phần hóa học cũng khác nhau. Mật ong có khoảng 100 chất khác nhau có giá trị tốt đối với cơ thể con người, bao gồm:
– Hàm lượng nước từ 18-20%.
– Hàm lượng đường chủ yếu là đường glucose và levulose chiếm 60-70%, saccharose 3-10% và một số đường khác như: mantose, oligosaccharid.
– Trong mật ong rất giàu vitamin, nhất là vitamin B1, B2, B3, Bc, C, H, K, A, E và acid folic.
– Các loại men: diastase, catalase, lipase.
– Các acid hữu cơ: acid citric, a. tartric, a. formic, a. malic, a. oxalic v.v…
– Đặc biệt rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng như: Na, Ca, Fe, K, Mg, Al, Mo, Ag, Ba, Au, Co, Mn, Ra, Si, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti…
– Chất chống bệnh đái tháo đường.
– Các hormon.
– Các fitonxid.
– Các chất diệt nấm.
– Các chất thơm và nhiều chất khác…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *