BẠCH HẠC (白 鶴)
Tên Việt Nam: Kiến cò, Bạch hạc, Nam uy linh tiên, Lác.
Tên khác: Bạch hạc linh chi, Tiên thảo.
Tên khoa học: Rhinacanthus communis Nees.
Họ: Ô rô (Acanthaceae).
Tính Vị: cam, đạm, bình. Hơi đắng, có ít độc.
Quy kinh: phế,can, vị, đại tiểu trường.
Chủ trị: nhuận phế chỉ khái, bình can, bình can trừ hỏa, tiêu thủng giải độc, sát trùng trị ngứa, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, phổi kết hạch, tì vị thấp nhiệt, lao, trị vết thương rắn cắn.
Mô tả
Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.
Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc.
Thu hái: Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Bộ phận dùng: Rễ , lá
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa glycosides, phenol, axit amin, axit hữu cơ, tannin.
Ứng Dụng: Chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Bài thuốc:
1. Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70 độ ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi
– Chữa chứng phế nhiệt, suyễn, phế kết hạch, thực đạo kết hạch, viêm mũi, viêm phế quản. Kết hợp Tô tử, Ngư Tinh Thảo, Lục Giác Anh, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Tỳ bà, Kim kết (1 loại tắt vàng) sắc uống.
– Trị lao phổi: phổi kết hạch, ngoài các loại thảo dược trên có thể gia thêm Hoàn tử thảo, Kim Tiền Bạc Hà, Diệp hạ hồng, Kim Tuyến Liên Đẳng uống lúc đói kết quả sẽ tốt hơn.
– Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.
– Trị hắc lào (ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào).