Sau quá trình sinh đẻ phụ nữ phải chịu rất nhiều những tổn thương và biến đổi về cơ thể cũng như vẻ bề ngoài. Đặc biệt là các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống như đau lưng, đau nhức chân tay, rụng tóc, hay quên, đãng trí… Trong đó việc phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối lại là một vấn đề lớn mà thông thường mọi người chỉ nghĩ sẽ tự hết hoặc không ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân dẫn đến việc sau sinh bị đau đầu gối
Theo như nghiên cứu và đánh giá việc phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối là vấn đề dễ hiểu và sẽ tự hết sau một thời gian sinh con. Tuy nhiên có một số trường hợp lại kéo dài và ảnh hưởng về lâu dài vì nhiều nguyên nhân:
- Do thời điểm phụ nữ chưa mang thai cơ thể đang ở trạng thái có trọng lượng ổn định. Sau 9 tháng 10 ngày của thai kỳ phải liên tục chịu áp lực nặng do thai nhi lớn nhanh. Lúc này cơ thể phải cố gắng hết sức để mang vác một trọng lượng đột ngột dồn áp lực lớn lên khớp gối gây đau khớp gối.
- Sau khi sinh các dây chằng còn lỏng lẻo nên nếu phụ nữ mới sinh di chuyển quá nhiều sẽ khiến các dây chằng co giãn và gây đau nhức vùng đầu gối.
- Đầu gối sẽ bị đau nhiều và dữ dội nếu phụ nữ mắc các bệnh về xương khớp cấp tính hoặc mãn tính.
- Đối với những người trước và trong quá trình mang thai không thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ khiến các khớp bị cứng. Điều này sẽ tái phát và nặng hơn ngay khi sinh xong
Phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối nên làm gì?
Những cơn đau đầu gối tùy mức độ nặng nhẹ mà sẽ gây nên những ảnh hưởng lớn, nhỏ trong sinh hoạt. Đặc biệt là nếu không biết cách phòng tránh và thay đổi các bà mẹ sau sinh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt cơn đau khác nặng và tần suất nhiều hơn.
Giảm cân
Các khuyến cáo thường xuyên dành cho phụ nữ sau sinh là nên đảm bảo cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá mức, quá đột ngột gây đè nén lên khớp gối và gây đau nhức.
Thay đổi thói quen và cách chăm con
Đối với việc cho con tắm, cho con ăn các mẹ sau sinh thường ngồi xổm hoặc tì gối mạnh xuống sàn. Điều này vô tình kéo căng các khớp và dây chằng là nguyên nhân chính gây đau đầu gối.
Để hạn chế tình trạng này các bà mẹ nên ngồi ghế hoặc kề cao bệ tắm giữ cho cơ thể đứng thẳng hoặc ngồi thoải mái trên ghế. Tránh gây áp lực lên các khớp gối nói riêng và các khớp cổ chân, ngón chân nói chung.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp tác động trực tiếp lên các cơ, dây chằng giúp cải thiện rõ rệt nhất với các liệu pháp như sau:
Massage: Liệu pháp này được làm bằng cách dùng tay trực tiếp xoa bóp lên khớp gối đã được chứng minh giúp điều trị co cứng khớp và giảm thiểu tình trạng mỏi gối.
Liệu pháp nóng, lạnh: hai liệu pháp này có thể làm luân phiên thay thế để tạo nên hiệu quả rõ rệt. Cách làm khá đơn giản, các mẹ nên sử dụng các loại túi chườm nóng dưới dạng thảo dược như của Nam Nguyên Dược.
Đây là loại túi chườm gối làm nóng bằng lò Viba, sản phẩm này rất được ưa chuộng trong các spa, phòng xông hơi với tác dụng rất rõ rệt. Các thành phần trong túi chườm này đặc biệt là rất an toàn sử dụng nguyên liệu chủ yếu tự nhiên như gừng khô, bạch đậu khấu, đơn bì, hương nhu, cam thảo,…
Điểm đặc biệt ở túi chườm gối này được thiết kế đặc thù cho vùng gối nên các mẹ khi dùng không cần nằm một chỗ mà có thể đi lại nhẹ nhàng, không rơi rớt. Hơn nữa, các bà mẹ có thể tự cảm nhận được sự dễ chịu lập tức ngay tại khớp gối.
Sau sinh bị đau đầu gối ở phụ nữ là triệu chứng có thể cải thiện nếu kiên trì, tuân thủ và giữ gìn cẩn thận. Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể làm giảm các cơn đau rõ rệt nhờ vào việc tác động trực tiếp lên các khớp gối bằng cách chườm túi nóng giúp tăng tuần hoàn và chặn ngay cơn đau tức thì.