Quả Chuối

Tên khoa học Quả Chuối

  • Tên Hán Việt: Hương Tiêu  香蕉
  • Tên khoa học: Musa Paradisiaca L
  • Tên ngoại quôc: Banana.
  • Tên Malay: pisang
  • Tên khác: Khung tiêu, Hương Nha Tiêu, Tiêu Tử, Tiêu Qua.
  • Họ: Chuối. Musa
  • Tính Vị: Ngọt, Sáp Hàn.

Toàn thân chuối tác dụng y học

  • Thanh nhiệt giải độc, Lợi niệu tiêu thủng, an thai, tiết dịch âm đạo, động thai, chữa viêm, thấp khớp, bệnh tiểu đương, hạ huyết áp,
  • Trái chuối chưa chín có tác dụng cầm và chữa tiêu chảy.
  • Nước ép của quả chuối có công dụng như 1 loại thuốc giải độc rắn cắn.
  • Các công dụng khác như chữa hen suyễn, bỏng, tiểu đường, bệnh lỵ, kinh nguyệt quá nhiều,
  • Lá chuối được sử dụng điều trị ho và viêm phế quản.
  • Rể có thể cầm ho ra máu và cá tác dụng cầm máu mạnh mẻ.
  • Vỏ và cuống Trị áp huyết cao.
  • Chuối có ít cho trẻ con và người lớn bị suy nhược còi cọc.
  • Giúp cho hệ xương cốt sinh trưởng tốt, dưỡng sức cho người già và người lao động trí óc.
  • Chuối có thể ăn theo khẩu phần hằng ngày.

Phân Bố

Chuối là 1 trong những loại cây được trồng nhiều nhất trên thế giới trên 107 quốc gia. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay nó được trồng khắp vùng nhiệt đới.

Mặc dù những quả chuối dại có nhiều hột lớn và cứng, nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột có hai loại chuối cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh.

Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất.

Thực vật học

Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở mức độ ít hơn là thân và để trang trí.

Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi “thân” chính của nó là một “thân giả” (tiếng Anh: pseudostem).

Thân giả của một số loài có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới.

Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải.

Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg.

Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô.

Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. .

Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu).

Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt.

Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali.

Công dụng của chuối trên thế giới

Ở Ấn Độ người ta dùng chuối xanh phơi khô tán bột làm thuốc chữa tiêu chảy cấp và mãn tính, và các bệnh về viêm đường ruột, loét dạ dày.

Y học dân gian việt nam còn dùng củ chuối giã lấy nước uống chữa chứng phiền khát, chữa phổi nhiệt, chữa chứng người sưng tấy lên vì nhiệt. dùng ruột cây chuối già đâm nhuyễn đắp vào vết thương để cầm máu.

Ở Nhật Bản người ta khuyến cáo mọi người một ngày mỗi người nên ăn 1 hoặc 2 trái chuối thật chín. Vì ăn Chuối chín làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư, đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác

Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health)  nhiều người bị bệnh trẩm càm  thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là  vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành   chất serotonin  có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và  làm cho con người ta cảm thấy hạnh p húc hơn.

  • Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất  huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
  • Đắp mặt trong vỏ chuối vào mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!
  • Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa oxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.

Công thức làm mặt nạ từ chuối:

  • 1 trái chuối chín
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 1 lòng đỏ trứng
  • 1 muỗng cà phê dầu mầm lúa mì
  • 1 muỗng canh tinh bột yến mạch
  • 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
  • 1 giọt tinh dầu hoa hồng cần thiết

Cách Thực Hiện

  • Gọt vỏ và ngâm chuối.
  • Thêm mật ong, lòng đỏ trứng, dầu mầm lúa mì, yến mạch,
  • Nghiền hổn hợp để tạo thành một dán kem mịn.
  • Thêm các loại tinh dầu cuối cùng, và khuấy trộn đều.

Để sử dụng

  • Áp dụng để làm sạch mặt và cổ, tránh vùng mắt và miệng.
  • Nghỉ ngơi trong 10 phút, hoặc lâu hơn nếu da của bạn rất khô. Rửa sạch bằng nước ấm.
quả chuối
quả chuối

Công dụng khác của quả chuôi (news .zing .vn)

Áp lực động mạch ổn định

Chuối giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh huyết áp cao bởi thực tế, chúng chứa khoảng 420 mg kali.

Kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, cơ bắp, hệ tiêu hóa, bài tiết. Mặt khác, kali còn giúp giảm huyết áp hiệu quả.

Giảm chất béo dư thừa

Chuối rất giàu chất xơ, làm cho bạn không còn cảm giác đói. Chuối cũng có chứa loại tinh bột làm giảm sự thèm ăn và ngăn cơ thể tăng cân.

Chuối làm giảm lượng đường trong máu và tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Nếu tế bào của cơ thể không nhạy cảm với insulin, chúng ta không thể hấp thụ glucose, và tuyến tụy bắt đầu sản sinh ra insulin với số lượng lớn hơn. Cơ thể càng tiết ra nhiều insulin, bạn càng tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Tac dung khi an hai qua chuoi moi ngay hinh anh 1
Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể. Ảnh: Brightside.

Thiếu máu gây ra cảm giác lờ đờ, mệt mỏi và khó thở. Đó là kết quả của việc giảm tế bào hồng cầu và nồng độ hemoglobin trong máu thấp.

Chuối chứa rất nhiều sắt, kích thích sự sản sinh ra các tế bào hồng cầu. Loại quả này cũng có chứa vitamin B6, thành phần giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp ích rất nhiều cho người thiếu máu.

Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể. Ảnh: Brightside.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chuối dễ tiêu hoá và không gây kích ứng đường tiêu hóa. Tinh bột kháng có nhiều trong chuối không bị tiêu hóa và được giữ lại trong ruột già, thúc đẩy lợi khuẩn. Vì vậy, chuối rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ợ nóng, giúp khôi phục lại các chất khoáng bị mất cho người mắc bệnh tiêu chảy.

Giảm căng thẳng

Chuối chứa tryptophan, chất được cơ thể chuyển hóa thành serotonin – “hormone hạnh phúc” – giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng và tức giận.

Trung bình, mỗi quả chuối cũng chứa khoảng 27 mg magiê. Khoáng chất này có tác dụng tạo ra một tâm trạng thoải mái và ngủ ngon.

Tăng cường vitamin

Tac dung khi an hai qua chuoi moi ngay hinh anh 2
Chuối chứa lượng vitamin C không hề kém cạnh so với dâu tây hay cam. Ảnh: Crop Trust.

Chuối rất giàu vitamin B6. Trung bình, một quả chứa khoảng 20% nhu cầu hàng ngày của bạn về vitamin B6. Điều này giúp cơ thể sản sinh ra insulin, hemoglobin và các axit amin cần thiết cho việc duy trì tế bào khỏe mạnh.

Mặc dù chúng ta thường nghĩ rằng cam và dâu tây chứa lượng vitamin C lớn nhất, nhưng sự thực là chuối chứa 15% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng, trung hòa các gốc tự do gây hại. Nó cũng giúp giữ cho mạch máu khỏe mạnh và tạo ra collagen.

Bổ sung năng lượng

Kali có trong chuối bảo vệ cơ bắp của bạn khỏi chuột rút, trong khi carbohydrate rất giàu có trong loại hoa quả này cung cấp cho bạn đủ năng lượng để trải qua một bài tập nặng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *