Quả Mít

Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus
Tên vị thuốc: Ba La Mật

Tên khác:
Quả mít, Nãng gìa kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ mộc phân loại học), Thụ bà la
Tính dược:

  • Vị ngọt, thơm, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
  • Vị ngọt, khí thơm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).
  • Hạt mít, vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
    Tác dụng:
    Chỉ khát giải độc rượu, sinh tân, bổ cho tỳ vị, làm đẹp da,
  • Lá mít: trị lỡ loét, (cách dùng giả nát đắp vào vết thương)
  • Nhựa mít: có tác dụng tán kết tiêu thủng, chỉ thống dùng đắp ngoài có thể chữa mụn nhọt, hạch.
  • Hạt mít : có tác dụng ích khí thông sữa ( chú ý dùng hạt mít nhiều sẽ bị chứng đầy hơi)

Ứng dụng hiện đại:
Tăng cường hệ miễn dịch, có thành phần  igrnans, isoflavones, saponins đây là nhưng chất có khả năng kháng ung thư và  làm chậm lão hóa tế bào.

Phân Bố:
Là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.

Thành phần:
Trong quả mít có chứa  vitamin A, vietamin C, canxi, sắt, kali, riboflavin, niacin, magneisum, và các chất dinh dưỡng

Trong toàn  cây và lá, có chất nhựa mủ mầu trắng, khô, rất dính. Trong múi mít khô có 11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm, 1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho (25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%), Vitamin C (4mg%). Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra, trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột, vì vậy, ăn hạt mít dễ bị đầy hơi, trung tiện.

Tính chất: Khí nóng, vị thơm không độc

Công hiệu của quả mít: Giúp thêm hơi thở, làm cho đỡ được chứng khát nước, đuổi được khí nóng đi, giải được độc rượu, chữa được người say rượu tỉnh ngay.

Mít ăn rất ngon lành, ăn nó nhẹ mình tỉnh táo làm cho nhan sắc người ta tươi tốt đẹp thêm.

Những giống này có nhiều thứ lắm, cũng có thứ ăn vào phát nóng quá thành ra tai hai cũng nhiều.

Hạt Mít

Tính chất: Khí bình, vị ngọt bùi, hơi chua, không độc.

Công hiệu của hạt mít: Bổ trung ích khí làm cho người lâu đói. Hạt mít luộc hoặc nấu mà ăn cũng ngon, nhưng không nên ăn nhiều làm cho người ta bị đầy lâu đói hoặc sinh ra chứng đầy hơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *