Hạt Ngò

Hạt ngò | Công dụng về Hạt ngò | hỗ trợ sức khỏe từ hạt ngò

Hạt ngò

(胡 荽)

Tên Việt Nam: Ngò, Mùi, Ngô, Phắc hom pẻn leo (Thái).
Tên khoa họcCoriadrum sativum
Họ khoa học: Apiaceae.
Tên khác: Hồ (Thuyết Văn), Hồ thái (Ngoại Đài Bí Yếu), Hương tuy (Bản Thảo Thập Di), Nguyên tuy tử, Cao sài tử, Duyên tuy tử, Hoàng tuy tử, Nguyên tuy tử, Huân tuy tử, Viên tuy tử, Diêm tuy tử (Hoà Hán Dược Khảo).
Tính vị: Vị cay chua. Tính hơi ấm. Khí thơm.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế, Vị.
Tác dụng: giải độc, thấu chẩn, đồng thời có tác dụng  kiện tỳ vị.

Mô tả: Cây thảo sống một năm, cao độ 0,35-0,60m, cây mọc thẳng, bên trong rỗng, toàn cây có mùi thơm nồng. Lá non hình tròn mép khía tròn. Lá già xẻ rất sâu thành những giải nhỏ non như sợi chỉ. Hoa hình tán, màu trắng hoặc tiá nhạt. Quả bế đôi hình tròn nhẵn khi còn non. Mùa hoa quả tháng 1-2.
Địa lý: Trồng khắp nơi trong nước để làm gia vị.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hè xuân hoặc đông xuân phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Quả (thường được gọi là hạt) (Fructus Coriandri) gọi là Hồ tuy tử. Có khi dùng rễ, lá.

Chủ trị:
Trị ăn không tiêu, đậu, sởi không bạt ra hết, dùng ngoài, sắc ngâm trị đau răng hoặc ngâm rửa để chữa ra trực trường hoặc trĩ.
Thường nhai vài hạt ngọ có tác dụng kích thích tiêu hóa và chữa hôi miệng.
Hạt ngò sao thơm lên dùng làm thuốc bó ngoài có tác dụng làm giảm đau và điều trị thấp khớp.
Tinh dầu hạt ngò có tác dụng kích thích sự ham muốn.

Một số ứng dụng khác của hạt ngò.
Tinh dầu hạt ngò được sử dụng như một hương liệu thực phẩm, nước hoa, và xà phòng. Nó có tác dụng diệt nấm và diệt khuẩn, nguyên cây ngò vừa hạt vừa cây có tác dụng trừ  rệp, bằng cách nấu rau ngò và hạt ngò phun lên nới có rệp nó cũng có tác dụng đuổi một số bọ ve khác.
Liều dùng: Uống 1,15g-9g. Sắc rửa 1-90g.
Cách dùng: Khi dùng sao qua rồi mới dùng.

Công dụng mới của hạt ngò có tác dụng loại trừ kim loại nặng trong cơ thể:

Đặt tính giải độc rất mạnh và khả năng đẩy các chất kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể của hạt ngò, được phát hiện là nhờ vào nghiên cứu của bác sĩ  Yoshiaki Omura, chủ tịch, sáng lập viên Viện Châm Cứu Quốc Tế và giám đốc Viện Khảo Cứu Tim Mạch Hoa Kỳ. Sau khi thấy nhiều trường hợp bệnh nhân bị tái phát nhiễm trùng, mặc dù đã sữ dụng nhiều loại thuốc trụ sinh. Nguyên nhân các trường hợp có sự xuất hiện bất thường các chất kim loại nặng trong cơ thể bệnh nhân như chì, thủy ngân, nhôm. Chính những kim loại này làm giảm đi tác dụng của thuốc trụ sinh, nên muốn chữa bệnh nhiễm trùng có kết quả tốt trức hết phải loại các kim loại này ra khỏi cơ thể.

Năm 1995 Bác sĩ Yoshiaki Omura để ý thấy một số trường hợp bệnh nhân ăn một số món ăn có thêm ngò, thì nước tiểu của họ có nồng độ Thủy Ngân và một số kim loại khác rất cao. Và sau đó nhiều cuộc thí nghiệm được tiến hành và chứng minh được bệnh nhân nhiễm trùng dùng thuốc trụ sinh được hỗ trợ bằng ngò, thì vi khuẩn bị tiêu diệt rất mạnh và khả năng bình phục gần như hoàn toàn.

Khám phá này được giới y khoa công nhận. Chỉ cần mỗi ngày dùng 10gr hạt ngò hoặc lá ngò cho vào thức ăn bình thường, và dung đề mỗi ngày liên tục trong 3 tuần là đủ trừ các kim loại nặng trong cơ thể. Ngoài ra nếu dùng hạt ngỏ còn có thể cải thiện hệ thống tiêu hóa chữa các chứng bệnh về đường ruột.

Kiêng kỵ: Sởi đã mọc ra rồi hoặc loét dạ dày: cấm dùng.
Những người uống thuốc có Sâm, Truật, Mẫu Đơn phải kiêng. Những người đang bị chứng cước khí cũng phải kiêng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín.

Đơn thuốc kinh nghiệm
:
* Côn trùng cắn, dùng đọt non của Hồ tuy cùng với Tiêu, hai vị bằng nhau giã nát, đắp (Thiên Kim Phương).
* Tiểu tiện không thông, dùng Hồ tuy 60g, Quỳ căn 1 nắm, sắc 2 thăng nước còn 1 thăng bỏ vào 30g bột Hoạt thạch, chia làm 3-4 lần uống (Thánh Tế Tổng Lục).
* Đậu sởi không ra , dùng Hồ tuy 60g đâm, rượu 2 chén lớn, sắc rồi đậy lại đừng để bay hơi, khi nguội bỏ bã, ngậm rồi phun từ cổ tới chân, (đừng phun vào đầu mặt) (Tử Mẫu Bí Lục ).
Sa trực trường, dùng Hồ tuy 1 thăng đâm, đốt tồn tính xức rồi xông thì vào (Tử Mẫu Bí Lục ).
* Nhiệt khí kết trệ, kinh niên hay tái đi tái lại nhiều lần:  Hồ tuy 1 cân rưỡi, bỏ bã chia ra uống, chưa đỡ lại uống tiếp, mùa hè xuân thì dùng lá để trị, mùa thu đông thì dùng thân rễ cũng có thể được (Bí Hiệu Phương).
* Trẻ con bị xích đơn (viêm quầng), dùng nước cốt Hồ tuy xức vào (Đàm Thị Phương).
* Trên mặt có những vết đen, dùng Hồ tuy sắc lấy nước rửa hàng ngày (Tiểu thuyết Phương).
* Sau khi sinh không có sữa, dùng Hồ tuy sắc uống (Kinh Nghiệm Phương).
* Giải trúng phải cổ độc, dùng rễ Hồ tuy giã nát vắt lấy nước nửa thăng, trộn rượu uống, rất hiệu quả (Tất Hiệu Phương).
*  Trị phong hàn bó chặt bên ngoài, sởi không mọc ra được: Hồ tuy (tươi) 120g, trước tiên nấu nước cho sôi xong bỏ Hồ tuy vào sắc tiếp (nhưng không nên sắc lâu quá), lấy nước ra khi còn ấm rửa chà ở tay chân hoặc toàn thân (khi chà rửa không được ở trước gió và phòng cảm lạnh); hoặc dùng Hồ tuy 9g sắc uống nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị tiêu hóa kém đầy tức ngực, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy tức: Hồ tuy 6g, Đinh hương 3g, Quất bì 3g, Hoàng liên 3g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị giun kim:  Hồ tuy nghiền thành bột mịn, trộn với trứng Gà chín và dầu mè nhét vào trong hậu môn, liên tục 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
* Dự phòng sởi:  Hồ tuy (tươi) 30g sắc uống, liên tục 7-10 ngày (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
* Trị muốn nôn, ăn vào nôn ra: Hồ tuy tử, Lai phục tử, mỗi thứ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Phân biệt: Cần Phân biệt với cây Ngò tây (Eryngium foetidum Linn) (Xem: Dã nguyên tuy).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *